July 21, 2014

TỤC HOẢ TÁNG CỦA NGƯỜI HINDU GIÁO Ở VARANASI, ẤN ĐỘ

Standard

TỤC HOẢ TÁNG CỦA NGƯỜI HINDU GIÁO Ở VARANASI, ẤN ĐỘ


Người viết: Đoàn Thị Thúy An
Văn hóa học K04 - ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM 

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ẤN ĐỘ

1.1.Không gian rộng lớn

Vị trí địa lí
Ấn Độ (tiếng Hindi: Bharat; Trung Quốc gọi là: Thiên Trúc, Quyên Độc) là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ, có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanmar, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Hình 1.Bản đ đấtớc Ấn Đ
Địa hình
Dãy Himalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài 2.600km, trải dài từ Jammu và Kashmir từ phía bắc tới Arunachal Pradesh ở phía viễn đông tạo thành phần lớn biên giới phía đông Ấn Độ.
Phần còn lại ở phía bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Thar. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Tây Ghats và Đông Ghats.
Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, gồm sông Hằng, Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada và Krishna. Ấn Độ có ba quần đảo – Lakshadweep ngoài khơi bờ biển tây nam, Quần đảo Andaman và Nicobar dãy đảo núi lửa phía đông nam và Sunderbans ở vùng châu thổ sông Hằng ở Tây Bengal.
Khí  hậu
Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc, các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài. Núi Himalaya, cùng với dãy núi Hindu Kush ở Pakistan, là một tấm chặn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến. Chúng khiến cho đa phần lục địa Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến gió mùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ tháng 6 tới tháng 9.
Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể. Số loài động thực vật ở tiểu lục địa Ấn Độ chỉ đứng thứ hai trên thế giới sau toàn Châu Phi, và có nhiều loài chỉ có mặt tại đây. Ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3000 hổ Bengal, 10000 voi châu Á và khoảng 8000 con bò tót, những loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới.
 Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí người Ấn Độ.

1.2. Lịch s Ấn Đ đầy biến động

* Lịch s
Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng là "người cha của Ấn Độ". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ.
    *Văn hoá
Ấn Độ một vùng đất đầy màu sắc và tín ngưỡng với dòng sông Hằng kỳ bí. Thành phố Shiva, là một trong những nơi thần thánh nhất ở Ấn Độ, nơi mà những người hành hương Hindu đến để rửa tội và hỏa thiêu những người thân yêu của họ khi chết…nơi có thể rửa sạch tội lỗi khi còn sống lẫn khi đã mất, nơi mà mọi người dân nơi đây đều cho rằng: sau khi chết trên dòng sông sẽ đến được vời Moksha (một vùng đất thoát khỏi sự sống và cái chết)…Thành phố Varanasi là nhịp đập của trái tim đạo Hindu, nơi giao nhau của thế giới tâm linh và vật chất. Dòng sông Ganges được xem là dòng sông của giải thoát, biểu tượng của sự vĩnh viễn.

1.3.Lịch sử hình thành phong tục hoả táng của người Hindu, Ấn Độ

* Định nghĩa
Tục hoả táng của người Hindu là nghi thức thiêu xác người chết thành tro rồi đem rắt xuống sông Hằng với mong muốn cho linh hồn được siêu thoát, tr thành thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội được con người Hindu công nhận và làm theo.
*Lịch s hình thành
Tục hoả táng của người Hindu được hình thành gắn liền với sự ra đời của Hindu giáo trên đất nước Ấn Độ.
Hindu giáo là tôn giáo của phần đông dân số ở Ấn Độ. Những ng­ười Hindu thư­ờng nói rằng, Hindu giáo không hẳn là một tôn giáo mà là cách sống của con ngư­ời.
Kể từ thế kỉ 16, các nhà truyền giáo và du phương thường nhắc đến tôn giáo và phong tục tại Ấn Độ và thường gọi người bản xứ này là "ngoại đạo", nếu họ không tự nhận là theo một trong tôn giáo lớn (Ki-tô giáo, Do Thái giáo hoặc Hồi giáo). Họ được gọi theo tiếng Latin  gentiles, tiếng Bồ Đào Nha  gentio và từ đó ra tiếng Anh  gentoo  tiếng Hà Lan/tiếng Đức  Heyden (Heiden). Đến thế kỉ 18 thì từ "Hindoo" (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên rất thông dụng. Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo.
 Danh từ Ba Tư "Hindu" chỉ có nghĩa tương đương với từ có gốc Hi Lạp là "Indian", và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn Độ (tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós), đã mang đến đất nước nó chảy qua tên này: Hindus là những người xuất xứ từ nước Ấn Độ (india). Ngay khi người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm, phân biệt giữa tín đồ Hồi giáo và Hindus thì sự việc này cũng không có nghĩa là tất cả những người Hindu đều là tín đồ của một tôn giáo.
Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao.
Khác với tư duy Phương Tây chú ý đến mạch lý luận, đến nhận thức thế giới xung quanh, tìm chân lý bên ngoài con người bằng suy luận logic và thực nghiệm khoa học thì triết học  Ấn Độ là triết học đời sống hướng tới tâm linh, suy tư trừu tượng nên rất cao siêu và thăng trầm. Đó là một thế giới đầy huyền bí, kỳ diệu, đầy sức quyến rũ, chưa bao giờ bị tàn lụi trong lịch sử. Nó không phải những báu vật, hay những pho sách trang hoàng đẹp đẽ trong tủ kính để người đời ngợi ca, mà những tư tưởng ấy nảy sinh từ đời sống và đi vào đời sống, là hơi thở là cứu cánh trong cuộc sống của nhân dân Ấn Độ.
Theo tôn giáo này, có ba con đường có thể kết thúc được vòng nghiệp chướng luẩn quẩn của con người: Th nhất, dành tình yêu cho bất cứ nam thần hay nữ thần Hindu nào; th hai, tăng sự hiểu biết qua việc suy ngẫm về Brahman (Thiên Phạm )… để ý thức được rằng mọi hoàn cảnh trong đời sống không phải là hiện thực, bản ngã là ảo tưởng và chỉ có Thiên Phạm mới là hiện thực; th ba, chuyên tâm với các nghi thức lễ nghi tôn giáo khác nhau.
Có th nói, chính con đường th ba đã góp phần hình thành nên phong tục hoả táng của người Hindu trên đấtớc Ấn Đ đầy huyền bí. 

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG PHONG TỤC HOẢ TÁNG CỦA NGƯỜI HINDU GIÁO Ở VARANASI, ẤN ĐỘ

2.1. Yếu t địa văn hoá

2.1.1. Thành phố “thánh” Varanasi

Hình 2. Thánh địa Varanasi năm 1920
                Hình 3. Varanasi ngày nay
Thành cổ Varanasi nổi tiếng nằm ở phía Đông Nam các bang miền Bắc Ấn Độ, nơi tả ngạn đoạn chảy cong hình lưỡi liềm trung du sông Hằng. Dân số thành này có khoảng 800 nghìn người. Thành phố có rất nhiều ngõ thông nhau và rất nhiều điện đền chùa miếu. “Varanasi” là sự kết hợp tên của hai con sông bao quanh thành phố này. “Varanasi” trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “Ánh sáng của Ấn Độ”,thủ đô văn hóa của Ấn Độ”.
 Tương truyền, 6000 năm trước, thành phố này do thần Shiva - một vị thần của Hindu giáo (Ấn Độ giáo) lập ra. Thần Shiva là vị thần thứ ba trong ba vị thần lớn nhất của Hindu giáo. Thần Shiva trú ngụ ở thành phố Varanasi, bất cứ người nào chết ở đây đều đến được với thần Shiva, cho dù họ mang nặng nghiệp (karma) xấu thế nào. Thế kỷ XII, vương triều cổ đại Ấn Độ đã từng lập kinh đô ở đây.

Hình 4. Ngôi đền cổ Varanasi

Hình 5. Nơi sông Hằng chảy qua 
Ngày nay, tuy Varanasi ở Ấn Độ chỉ là thành phố loại trung bình nhưng lại nổi tiếng trên thế giới với tiếng tăm thành địa Hindu giáo. Thành phố Varanasi nổi tiếng bởi những bậc đá bước xuống dòng sông Ganges (sông Hằng), thường được nhắc đến với cái tên Mẹ Ganges. Người Hindu tin rằng nếu một ai đó được hỏa táng tại Varanasi, sau đó tro của người chết được rải trên dòng sông và những nghi thức đưa tang cuối cùng được tiến hành trên những bậc đá bên dòng sông Ganges, linh hồn người đó sẽ siêu thoát khỏi những sự trầm luân của chu kỳ sống và chết.
Ở nơi đây, chẳng ai cảm thấy lạ khi nhìn thấy những bộ phận cơ thể bị đốt thành than trôi lập lờ trên dòng sông. Người ta nói rằng hầu hết các hiền nhân đáng kính của Ấn Độ - trong đó có cả đức Phật Gautama, Mahavira, Kabir, Shankaracharya và Tulsi Das – đều từng sống ở Varanasi.

2.1.2. S linh thiêng của sông Hằng

Sông Hằng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người Ấn Độ, đặc biệt là những người Hindu. Được nhắc tới trong kinh Vệ Đà (Rig-Veda), văn bản cổ nhất của người Hindu, đây là con sông thiêng liêng mà mỗi người Hindu cần phải được tắm ít nhất một lần trong đời. Không chỉ tắm, những gì thiêng liêng nhất của người Hindu cũng thường được diễn ra với sự chứng giám của sông Hằng, từ lúc sinh ra, cưới vợ, cưới chồng cho tới lúc ngay cả lúc chết đi, đốt xác và được rải tro xuống sông Hằng.
Hình 6,7. Con sông Hằng linh thiêng
Sông Hằng bắt nguồn từ chân núi phía Nam dãy núi Himalaya, dài 2580km. Đó là con sông dài nhất, diện tích lưu vực rộng nhất ở Nam Á. Sau khi chảy vào Ấn Độ, sông Hằng hoà vào sông Araknanda và vẫn mang tên sông Hằng. Người Ấn Độ gọi sông Hằng là sông Thánh, coi sông Hằng là hoá thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Shiva. Vì vậy, họ rất kính trọng sông Hằng. Tương truyền, sự kính trọng này bắt nguồn từ một truyền thuyết. Thời xưa, sông Hằng chảy xiết sóng to gió lớn, thường gây ngập lụt, phá hủy mùa màng, tàn hại sinh linh. Để rửa sạch lỗi lẫm của các bậc tiền bối, có một quốc gia đã cầu xin các thần trên trời giúp đỡ thuần phục sông Hằng, tạo phúc cho dân chúng. Thần Shiva đến chân núi Himalaya xõa tóc xuống mặt đất làm cho dòng thác sông Hằng chảy qua tạo thành 7 dòng nước chảy từ từ, tưới mát đồng ruộng hai bên bờ sông. Từ đó, nhân dân ở hai bờ sông Hằng được sống yên ổn. Để cảm ơn thần Shiva, nhân dân Ấn Độ đã ví sông Hằng là sông Thánh.

Đối với tín đồ đạo Hindu, sự kiện quan trọng nhất trong đời người là cái chết. Điều tốt nhất là để cho linh hồn mãi mãi được siêu độ trong vòng luân hồi sinh tử. Vì vậy hành vi cả đời của một tín đồ đạo Hindu đều xoay quanh việc trọng đại này. Trên các bậc đá ở ven bờ sông Hằng, đống củi để hỏa táng cháy suốt ngày này sang ngày khác. Dưới con mắt người ngoại đạo, điều này thật bi thảm, nhưng người Hindu giáo lại cho đó là điểm cuối cùng của con đường đau khổ trong cuộc đời. Thành phố Varanasi mãi mãi tràn đầy không khí chúc mừng. Tín đồ Ấn Độ giáo (Hindu giáo) cho rằng, thi thể của người phàm phải được thiêu cháy. Chỉ có thánh nhân ngoại lệ bởi họ đã hợp nhất với thần rồi. Sau khi chết, thi thể của thánh nhân được các tín đồ đặt lên vòng hoa, buộc đá đặt xuống sông Hằng. Khi vòng hoa chìm dần xuống nước, rất nhiều tiếng trống tiếng nhạc vang lên để tiễn linh hồn lên với thượng đế. Tương truyền,bên cạnh bãi hỏa táng nóng bỏng có một cái giếng được đào khi thần sáng tạo Brahma (còn gọi là Bàlamôn) sáng tạo ra thế giới. Giếng này tượng trưng cho cái chết và sự sống trong vòng luân hồi sinh tử. Theo truyền thuyết của Ấn Độ giáo, nguồn nước giếng có được từ dãy núi Himalaya, thậm chí đến trước cả sông Hằng. Thần Brahma đã dùng đĩa sắt để đào cái giếng này.

2.2. Yếu t Hindu giáo

Phần lớn người Hindu tôn sùng Bản chất của vạn vật (Phạm Thiên – Brahman) thông qua vô số các đại diện nam thần và nữ thần. Những sự biểu hiện của các nam thần và nữ thần khác nhau trở nên hóa thân vào trong các thần tượng, đền thờ, các guru (cao thủ), sông nước, súc vật, v.v.
Người Hindu quan niệm rằng tình trạng của họ trong đời sống hiện tại là dựa trên những việc làm của họ ở kiếp sống trước. Nếu hành vi trước kia của họ là xấu xa, thì họ phải trải qua nhiều khổ cực trong đời này. Mục tiêu của người Hindu là được thoát khỏi quy luật nghiệp chướng ấy…để được tự do khỏi sự đầu thai không ngừng nghỉ.
Trong đạo Hindu, con người có sự tự do chọn cách hành động để hướng đến sự hoàn thiện tâm linh. Đạo Hindu cũng có sự giải thích về sự đau khổ và cái ác ở trong thế giới. Theo tôn giáo này thì đau khổ mà bất kỳ người nào phải chịu, dù đó là bệnh tật, đói ăn hay tai họa, cũng là đáng bởi vì những hành động gian ác của chính người đó, thường là từ kiếp trước. Chỉ có linh hồn mới quan trọng, và linh hồn sẽ được giải phóng khỏi vòng sinh tử và được yên nghỉ.

2.3. Nghi l hoả táng

 *Trước khi hoả táng
 Khu hỏa thiêu của thành phố được thiết kế bằng các khối đá xếp theo bậc, dọc theo dòng sông Hằng thần thánh của người Ấn Độ. Manikarnika và Harishchandra là hai khu hỏa táng thường xuyên được sử dụng tại Varanasi.
Quy trình đầu tiên của việc hỏa táng người thân trên các bậc đá là việc chọn cho người đã chết một chiếc quan tài. Mức giá tùy thuộc vào số lượng gỗ được sử dụng, ngoài ra còn kèm theo gỗ đàn hương, bơ sữa trâu, rơm rạ và các nghi lễ tôn giáo, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình, số lượng và chất lượng gỗ cùng các nguyên liệu đi kèm. Thậm chí, với gia đình giàu có, họ có thể bọc người đã mất trong một tấm vải liệm dát vàng hoặc bạc.
Thường thì người ta không khuyến khích việc người nhà khóc trong đám tang, họ cho rằng nước mắt chỉ dành cho những việc đáng buồn, hơn thế, nó còn làm “ô uế” các nghi thức tôn giáo. Bởi vậy, phụ nữ bị cấm tham dự tang lễ vì họ dễ mủi lòng hơn đàn ông.

Hình 8. Thi thể được bó cẩn thận
Trước khi đặt lên giàn thiêu, thi thể người chết được nhúng nhanh xuống sông Hằng, sau đó một lớp bơ làm từ sữa trâu được bôi lên toàn thi thể để giúp nó cháy dễ hơn và được bọc trong tấm vải trắng (phụ n là màu đỏ) rồi được đặt lên cáng g đưa đến bãi hoả táng. Giáo sĩ và đoàn người đưa tang vừa đi vừa đọc câu kinh: Ram Nam Satya Hai (Thánh Rama là chân lý), mọi người hoạ theo: He Ram, He Ram... Nếu người chết là vua chúa hay giáo sĩ lang thang thì được cáng đi ở tư thế ngồi. Sau đó, thi th được đặt lên một đống củi to lớn, vuông vc. Người ta tin rằng làm như thế thì linh hồn của người chết sẽ được lên thiên đàng. Xác đàn ông thường được đặt úp mặt xuống giàn thiêu trong khi xác người phụ nữ lại đặt ngược lại.
*Trong thời gian hoả táng
Người con trai cả hoặc họ hàng là nam giới của người đã mất sẽ châm lửa ở đám gỗ gần miệng người chết, ngọn lửa thiêng ấy được lấy từ một ngôi đền kế bên. Nhiệm vụ kế tiếp là của các Dom (những tín đ Phật giáo bị người Bà la môn ghen ghét gán cho), bằng việc bôi bơ sữa trâu và chất thêm rơm lên giàn thiêu, họ sẽ giữ lửa luôn được cháy đều và âm ỉ. Trong quá trình hoả táng, các thầy tu sẽ thắp nến, cầu nguyện, đọc kinh Vêda cho người chết cho đến khi buổi l kết thúc.
Hình 9. Người chết được quấn bằng vải trắng
Trung bình thời gian thiêu xác mất khoảng ba tiếng rưỡi. Theo tín đồ Hindu, nếu hộp sọ của người chết nổ tung thì đó là lúc linh hồn của họ được siêu thoát và lên cõi Niết Bàn; nếu hộp sọ không nổ, chủ tang phải đập cho hộp sọ vỡ ra trước khi ngọn lửa tắt, một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Hình 10. Họ phải giữ cho lửa luôn cháy
Sau khi hỏa táng xong, số mảnh xương còn sót lại sẽ được rải cùng với tro xuống dòng sông. Mọi tội li của người chết được xoá bỏ.Một số gia đình hoàn cảnh khó khăn, không đủ kinh phí để chi trả cho số gỗ dùng để thiêu cháy hoàn toàn cơ thể người chết, người ta vẫn chấp nhận việc rải tro cùng những bộ phận cơ thể chỉ được cháy đen xuống sông. Xác người chết sẽ “được” rùa hay kền kền ăn.
Một số trường hợp đặc biệt, như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc các nhà sư, những người này không được hỏa táng, thay vào đó, cơ thể của họ sẽ được buộc vào một vật nặng và thả xuống lòng sông Hằng. Tín đồ Hindu cho rằng, ma chay là một dịp để ăn mừng bởi người chết luôn tin rằng kiếp sau họ sẽ được hạnh phúc hơn, sống sung túc hơn.
Hình 11,12. Quan cảnh nghi lễ hoả táng

 *Sau nghi l hoả táng
Sau l hoả táng là thời kỳ 12 ngày l tang. Đ g trong nhà được dẹp hết. Tt cả tang quyến và khách khứa đều ngồi trên nền nhà. Đây là dịp đ họ hàng đến chia buồn. Hằng năm, gia đình định ngày tưởng niệm người chết. Vào ngày này, họ hàng đến cầu cho linh hồn người chết được yên nghỉ, gọi là l cúng (Shraad).
Đặc trưng của phong tục hoả táng của người Hindu giáo bên sông Hằng là s kết hợp giữa thành ph “thánh” Varanasi- thành ph của các vị thần trong Hindu giáo, nghi thức của buổi l và s linh thiêng của con sông Hằng. Hay nói cách khác, đó là s kết hợp giữa yếu t địa văn hoá và tôn giáo, cụ th là quan niệm trong Hindu giáo. Chính các yếu t ấy đã tạo nên một phong tục đầy huyền bí mà không th có ở bất kì quốc gia nào khác ngoài Ấn Đ.

2.4. Ý nghĩa của tục hoả táng của người Hindu Varanasi, Ấn Đ

Phong tục hoả táng của người Hindu giáo ở Ấn Độ có một ý nghĩa sâu sắc gắn liền với quan niệm của tôn giáo này. Người Hindu tin rằng nếu một ai đó được hỏa táng tại Varanasi, sau đó tro của người chết được rải trên dòng sông và những nghi thức đưa tang cuối cùng được tiến hành trên những bậc đá bên dòng sông Ganges, linh hồn ngư ời đó sẽ siêu thoát khỏi những sự trầm luân của chu kỳ sống và chết.
Thân xác họ trở về với sông Hằng linh thiêng, còn phần hồn của họ thì trở về với Ðại Ngã. Nó th hiện quan điểm luân hồi, là thừa nhận hiện tượng thành, trụ, hoại và diệt của thế giới hiện tượng theo chu kì. Cùng với nó, người ta thấy một sự đánh giá rất cao của cội nguồn, được xem là thanh tịnh. Đối với họ, thả tro trên dòng sông Hằng như tìm đến s linh thiêng, tiềm ẩn một sức mạnh nội tại, một khả năng siêu việt và một suối nguồn cảm xúc vô tận mà con người thường mơ ước đến. Bởi người theo Hindu giáo, dòng sông này là nơi lưu xuất các nhánh sông thiêng, là một vị nữ thần có khả năng tịnh hóa mọi sự ô nhiễm của đời sống trần tục, và nó cũng được ví như một bà mẹ với thần lực diệu kỳ mà các bộ thánh kinh Vêda hằng tôn vinh và ca ngợi.
Người thân vây quanh cất vang lời cầu nguyện cho linh hồn sớm siêu thoát. Họ không khóc lóc, đau xót, vật vã bởi theo quan niệm của người Ấn Độ, thi thể sau khi thiêu thành tro cốt được rải khắp mặt sông sẽ khiến linh hồn được thanh lọc, được rũ bỏ những tội lỗi xưa, thoát khỏi bể khổ tái sinh luân hồi và sớm siêu thoát tới cõi vĩnh hằng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhu cầu hỏa táng ngày càng gia tăng, giá củi được “đôn” lên với mức đắt đỏ lạ thường. Nhiều gia đình nghèo khó bèn nghĩ ra cách thức hỏa thiêu một phần thi thể rồi đem thả trôi sông. Thậm chí, không ít tử thi được giữ nguyên vẹn, gói ghém trong tấm vải liệm và thả trôi sông. Theo một tài liệu hướng dẫn du lịch địa phương, những người được giữ nguyên thân thể và bồng bềnh giữa dòng nước sông Hằng thường là trẻ em, các bậc hiền triết hoặc bệnh nhân chết do trúng độc. Tục lệ này đã khiến dòng sông Hằng ngày càng trở nên ô nhiễm. Mùi tử thi bốc lên giữa những ngày oi bức của mùa hè khiến khách du lịch “lạnh người” mỗi khi đi thuyền dạo chơi trên con sông thần thánh.
Hình 13. Sông Hằng ngày càng ô nhiễm trầm trọng
Mặc dù vậy, người dân Ấn Độ vẫn không coi đó là vấn nạn mà họ phải đối mặt. Nhiều người tin rằng, sông Hằng có khả năng tự thanh lọc mình. Trước vấn nạn này, Chính phủ Ấn Độ đã ra sức hành động để bảo vệ sự trong sạch cho dòng sông linh thiêng, ngăn chặn ô nhiễm môi trường sông Hằng bằng các hạng mục có tính khả thi cao như xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới, thay hệ thống cống, đường ống dẫn nước….Những biện pháp này lần lượt được thực thi rộng khắp tại Ấn Độ. Chính phủ nước này hy vọng, trong tương lai không xa, dòng sông mẹ yêu thương sẽ lấy lại nguồn nước trong sạch, tinh khiết vốn có tự bao đời.  
Có thể nói, lễ hỏa táng ở thành phố “thánh” Varanasi là một trong những nơi đáng xem nhất Ấn Độ. Không thể tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy ghê rợn, khùng khiếp, nhưng dưới con mắt của tín đồ Hindu giáo, cái chết là sự khởi nguồn của mọi niềm hạnh phúc, an lạc mà con người không nên né tránh.

CHƯƠNG 3: PHONG TỤC HOẢ TÁNG Ở CÁC NƯỚC KHÁC

3.1. Hoả táng trong Phật giáo ở Thái Lan
Thái Lan, thông thường, khi một người đã qua đời, sau nghi thức tắm rửa người ta sẽ quấn vải trắng quanh thi thể (trừ tay để người viếng rảy nước thiêng) và để trong nhà suốt ba đêm đầu tiên.
 Vào sáng ngày thứ ba, gia chủ sẽ dựng giàn thiêu. Đến trưa gia đình sẽ mang thức ăn tới chùa dâng sư, sau khi dùng bữa xong các sư sẽ tới tiến hành nghi lễ cuối cùng tại nhà. Trong lễ đưa tiễn, các nhà sư là những người dẫn đầu đám tang. Các tiểu đi theo nắm tay vào sợi dây thiêng buộc cáng đặt quan tài. Dàn thiêu ở một khu đất hoang có dáng kim tự tháp ngược. Người ta bổ dừa non lấy nước tưới lên vùng đất gần chỗ đặt quan tài để cầu cho linh hồn được tái sinh nơi mảnh đất màu mỡ, đủ nước sinh hoạt và trồng trọt. Khi tụng kinh, các sư đẩy dần những mảnh vải buộc sẵn vào sợi dây thiêng đặt dưới chân quan tài xuống đất. Phật dạy rằng: Sư phải mặc quần áo may từ vải liệm người chết lấy từ nghĩa địa. Vì vậy, trong đám tang, các  nhà sư thường nhặt vải cùng dây thiêng về, trong đó, vải dùng may quần áo và sợi dây thiêng sẽ được gia công thành bấc nến.
Trước lúc hoả táng, khi các sư tụng kinh, người ta thường vỗ nhẹ vào quan tài để nhắc hồn hãy chú ý nghe các sư tụng lời Phật dạy. Tụng kinh xong, sư về nhà. Những người tham gia đám tang châm những ngọn lửa nhỏ từ ngọn lửa gần đó và tới đốt giàn thiêu. Khi giàn thiêu bốc lửa, khoảng 10 người ở lại còn tất cả về nhà dự lễ Sankaba do các nhà sư chủ trì. Khi tụng kinh, các sư ngồi quanh bát nước nóng chứa một thứ đậu chưa khô đã dầm nát. Tiếp sau bài sankaba, các sư tụng một đoạn kinh Pali rồi về chùa. Người ở lại thường lấy cành lá nhúng vào bát đó, vẩy khắp nhà, rửa tay, vuốt lên đầu và rửa mặt để tẩy uế.
Trước đây, sau vài ngày sẽ có một vị sư cùng người nhà thu nhặt hài cốt về và tiến hành một nghi lễ ngắn. Ngày nay, sau lễ hỏa táng, tro cốt của người mất được thu nhặt lại, một ít được đặt vào bình đựng cốt, thờ tại nhà hoặc chùa và phần còn lại được rải xuống biển hay được ném vào trong gió, biểu hiện việc làm lợi ích cho môi trường xung quanh.
Ngày thứ tư sau khi chết, các nhà sư lại được mời tới nhà tiến hành nghi lễ ban phúc cho gia đình, họ hàng lối xóm cũng mang đồ ăn, cau, thuốc, hương, nến... đến cúng dường trai tăng để hồi hướng công đức siêu độ vong linh.

3.2. Hỏa táng của người Chăm ở Việt Nam

 Người Chăm theo Bàlamôn giáo. Nhưng tôn giáo này đã trải qua quá trình bản địa hoá, biến đổi thành một kiểu tôn giáo riêng có của người Chăm. Tuy không còn hội đủ các yếu tố của một trong những tôn giáo cổ xưa nhất của loài người, nhưng quan niệm về tâm linh, về cõi sống và cõi chết của người Chăm vẫn chịu sự chi phối của Bàlamôn giáo.
Họ quan niệm mọi người từ thế giới bên kia đến cõi trần như “một chuyến đi buôn” rồi lại về thế giới bên kia, thế giới vĩnh hằng. Khác với Bàlamôn giáo, người Chăm Bàlamôn coi nhẹ lễ thức trưởng thành, không có lễ thượng thọ trong khi lại rất coi trọng nghi lễ tang ma.
Lễ hoả táng là nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Chăm
. Với quan niệm luân hồi giải thoát, cõi trần chỉ là cõi tạm, cõi chết mới là cõi thiên đường vĩnh hằng, là cái mà mọi con người hướng tới. Nhưng không phải khi chết, ai cũng được giải thoát lên thiên đàng. Để được lên thiên đàng, con người phải hội đủ các tiêu chuẩn khi còn sống và đến khi nhắm mắt xuôi tay, phải được làm lễ tang đầy đủ, trọn vẹn. Vì vậy, lễ hoả táng, nhất là lễ hoả táng lớn (lễ hoả táng 4 thầy) của người Chăm là một nghi lễ được tổ chức rất lớn của dòng tộc, bắt buộc phải diễn ra trong 4 ngày, do đội ngũ chức sắc tôn giáo và chức sắc dân gian đủ tiêu chuẩn làm chủ lễ và phải thực hiện đầy đủ các quy trình, về hình thức cũng như nội dung lễ.
Hình 14. Hoả táng của người Chăm Bàlamôn
     Chủ lễ hoả táng lớn phải có đủ bốn thầy pà xế bao gồm: Thầy pà xế “cho ăn” (passeh pahuăk); Thầy pà xế tạo hình hài (passeh ralang); Thầy pà xế thổi tù và (passeh sơng); Thầy pà xế đánh trống (passeh hagar), đánh chiêng và các vị chức sắc dân gian, nghệ nhân đến làm lễ (khoảng trên dưới 20 người, gồm các thầy kéo đàn kanhi, thầy hát lễ, nghệ nhân trang trí, thầy cúng trừ tà ma). Ngoài ra còn những người trong gia tộc và bà con làng xóm được nhờ hoặc tự nguyện đến phụ giúp. Gia đình phải lo phục vụ những người đến giúp, dự lễ và các thành viên trong tộc họ ăn uống trong những ngày làm lễ.
Sự chuẩn bị cho một lễ hoả táng rất công phu, từ việc dựng nhà lễ, làm nhà hoả táng, đòn khiêng và các công cụ, phương tiện làm lễ cho đến lễ vật đối với từng tiểu lễ v.v...tất cả phải tuân thủ các quy định chặt chẽ theo kiểu “xưa sao, nay vậy”.
Như vậy, chính s khác nhau v yếu t địa văn hoá, yếu t tôn giáo là cơ s tạo nên s khác nhau v phong tục hoả táng mà nét độc đáo của tục hoả táng của người Hindu ở Ấn Đ nằm ở thành ph Varanasi c kính và đặc biệt là dòng sông Hằng linh thiêng.

KẾT LUẬN

Có thể nói, phong tục hoả táng của người Hindu trên thành phố Varanasi, Ấn Độ đã tạo nên nét văn hoá đặc sắc vừa khác biệt lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với con người Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung. Nó đã đi sâu vào đời sống tâm linh của họ, giúp chúng ta hiểu được tình cảm, tinh thần, quá khứ và hiện tại của dân tộc Ấn.
Mặc dù nhiều người cho rằng đó là hủ tục nhưng xét ở góc độ tôn giáo, chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của phong tục này trong suốt hàng ngàn năm qua, gắn liền với đời sống của Hindu giáo. Bởi người Ấn luôn tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng, nước sông Hằng có thể giúp họ rửa sạch mọi tội lỗi; tắm và uống nước sông Hằng có thể trừ mọi tật bệnh, mang lại hạnh phúc và sức mạnh. Khi chết, nếu được ném xác hay tro cốt xuống sông Hằng, linh hồn sẽ được lên thiên giới. Từ đó, đã tạo nên tín ngưỡng tắm, rước nước, uống nước, nguyện cầu trên sông Hằng. Đặc biệt là những nghi lễ đốt xác và ném tro xác xuống dòng sông…
 Người Ấn giáo tin rằng dù có chết trên đường hành hương hay chết trên dòng sông Hằng cũng là may mắn giúp họ được mau siêu thoát. Và họ cho rằng, hành hương về sông Hằng là hành trình “Đi tìm cái sinh trong cõi tử”.
Với sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc trong xu hướng toàn cầu hoá ngày nay, thật hiếm có một nền văn hoá nào lại có được những nét độc đáo khác biệt như Ấn Độ. Điều đó, không làm cho Ấn Độ trở nên xa lạ với thế giới mà trái lại còn làm cho nhân loại phong phú hơn, đa dạng và đầy đủ hơn, làm cho họ trẻ lại, tìm thấy mùa xuân của cuộc sống vì niềm tin ngày mai- thế giới của thiên đàng, siêu thoát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu giấy

1.Hồ Anh Thái, Xin chào Ấn Độ, Nxb Văn nghệ, 2008
2.Mai Ngọc Chừ, Giới thiệu văn minh phương Đông, Nxb Hà Nội
3. Hoàng Tâm Xuyên, 10 tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia
4. Will Durant, Nguyễn Hiến Lê dịch, Lịch sử văn minh phương Đông, Nxb Văn hoá thông tin, 2004
* Tài liệu mạng
1.http://s1.zetaboards.com/lotusdiamond/topic/2521532/1/
2.http://ntrantien.com/blog1.php/gioi-thieu-ve-hindu-giao
3. http://daitangkinhvietnam.org/lich-su-phat-giao/phat.../6684.html - Hoa Kỳ
4.www.nguoiduatin.vn/kinh-di-thanh-pho-dot-xac-o-an-do-a8508.html
5.giaoduc.net.vn/Quoc-te/...hoa-tang-thi...song-Hang.../165841.gd
6.vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Hằng
7.http://huongtubi.org/index.php?/Tin-Ng%C6%B0%E1%BB%A1ng/hinh-nh-song-hng-trong-n-giao-va-pht-giao.html




[1]  Theo t điển Bách khoa toàn thư
[2] Theo T điển Bách khoa toàn thư
[3] 10 tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia
[4]  Nguồn Bí ẩn kiến trúc thế giới
[5] Trích dẫn t trang web:
   http://phatgiaovnn.com/upload1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=9085