CHẾ ĐỘ MẪU HỆ CỦA NGƯỜI CHĂM
Hoàng Đức Triêm
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu
7. Bố cục: gồm 3 chương
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUÂN VÀ THỰC TIỄN
1. Chế dộ mẫu hệ của người Chăm
2. Nguồn gốc chế độ mẫu hệ Chăm
Chương 2: CHẾ ĐỘ MẪU HỆ TRONG XÃ HỘI CHĂM
1. Tại sao người Chăm không có nữ vương
2. Vai trò của
người nam trong chế độ mẫu hệ Chăm
Chương 3: DÒNG TỘC VÀ GIA PHẢ CHĂM
1. Vị trí con và cháu trong cộng đồng dân tộc Chăm
2. Cách ghi chép gia phả người Chăm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DẪN NHẬP
1.
Lý
do chọn đề tài
Từ xa xưa chế độ mẫu hệ
đã hình thành và phát triển trong xã hội nhưng dần bị thay thế bởi chế độ phụ
hệ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều dân tộc tồn tại chế chế độ mẫu hệ cho đến
tận ngày nay. Để góp phần tìm hiểu và làm rõ hơn về chế độ mẫu hệ trên đất nước
ta, tôi đã làm đề tài liên quan tới chế độ mẫu hệ của nền văn hóa Chăm, một nền
văn hóa lớn và đặc sắc mà ngày nay rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đang say
mê tìm hiểu về nền văn hóa của dân tộc này.
2.
Mục
đích nghiên cứu
Nhằm giúp bạn đọc có cái
nhìn đúng đắn hơn trong việc như thế nào là chế độ mẫu hệ, gia phả của chế độ
mẫu hệ được viết như thế nào,… đồng thời giới thiệu cho bạn đọc về một nền văn
hóa Chăm độc đáo.
3.
Lịch
sử nghiên cứu vấn đề
Có rất nhiều công trình
và tác giả nghiên cứu đến vấn đề này, những trong giới hạn cho phép tôi chỉ xin
giới thiệu về một tác giả và những tài liệu mà tôi đọc đồng thời còn rất nhiều
tài liệu trên Internet mà tôi sử dụng:
Inrasara, Văn hóa – xã hội Chăm nghiên cứu và đối
thoại: trong cuốn sách này tác giả đã nêu lên rất nhiều vấn đề trong xã
hội đời sống Chăm, đồng thời tác giả nói tới chế độ mẫu hệ Chăm ở trong thần
thoại và truyền thuyết và những biểu hiện của nó ở trong xã hội và đời sống.
4.
Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: người
Chăm.
Thời gian: văn hóa mẫu hệ
Chăm từ xưa tới nay.
Không gian: văn hóa Chăm
.
5.
Ý
nghĩa khoa học và thực tiễn
Giới thiệu về chế độ mẫu
hệ Chăm, cung cấp cho bạn đọc những tri thức phổ thông nhất về mẫu hệ và những
nét văn hóa từ chế độ mẫu hệ này.
6.
Phương
pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu
Phương pháp nhiên cứu chủ
yếu là: tổng hợp, phân tích,…
Nguồn tự liệu trong sách
và Internet là chủ yếu .
7.
Bố
cục: gồm 3 chương
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
Chương 2: DÒNG TỘC VÀ GIA PHẢ
CHĂM
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUÂN VÀ THỰC TIỄN
1.
Chế
dộ mẫu hệ của người Chăm
Mẫu hệ
hay chế độ mẫu hệ nghĩa là người phụ nữ, người cai trị, nắm quyền hành, tương
tự như phụ hệ thường đi đôi với phụ quyền, và đồng nhất mẫu hệ với mẫu quyền.
Mẫu hệ thường bao hàm hình thức tổ chức cộng đồng trong đó quyền lực nằm ở
những người phụ nữ hay những người mẹ và chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là
một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai
trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Khi chấp
nhận công thức: Mẫu hệ = mẫu quyền + chỗ ở theo mẹ, người ta thường hiểu mẫu
quyền là một chế độ mà người phụ nữ có quyền hành vượt trội hơn người đàn ông.
Người Chăm theo mẫu hệ,
nên “dòng họ bên mẹ” phải được gọi hoặc được dịch ra tiếng Việt là “họ nội”, và
“dòng họ bên cha” là “họ ngoại”, “ông nội” là “ông ngoại”, “bà ngoại” là “bà
nội”,… vì vậy có nhiều người nhầm lẫn. Quả vậy, hoán vị hai từ “nội” - “ngoại”
không phải là việc khó, nhưng hình dung cho chính xác và mạch lạc hệ thống quan
hệ thân tộc và hôn nhân theo mẫu hệ ấy thì không phải là chuyện dễ đối với những người đã quen với mô hình quan hệ thân tộc và hôn nhân theo
phụ hệ của người Việt.
Nói tóm
lại, mẫu hệ là tính theo dòng mẹ, con theo họ mẹ, thừa kế tài sản theo dòng họ
mẹ và sau khi kết hôn phải về ở nhà phía vợ. Trong xã hội mẫu hệ, phụ nữ có vai
trò quan trọng trong gia đình và dòng họ. Đặc điểm bao trùm lên toàn bộ xã hội
của các tộc người trên là vai trò nổi bật của dòng nữ (dòng mẹ). Như vậy, mẫu
hệ ở đây được hiểu là một xã hội trong đó quan hệ huyết thống và quan hệ thừa
kế được tính theo dòng của mẹ. Mẫu hệ vừa là một hình thái xã hội, vừa được xem
như là một hình thái văn hóa trong đời sống tộc người.
2.
Nguồn gốc chế độ mẫu hệ Chăm
Về nguồn
gốc chế độ mẫu hệ Chăm, theo các nhà nghiên cứu các nguyên nhân lịch sử, chính
trị kinh tế và yếu tố tình cảm ít liên quan đến việc hình thành chế độ mẫu hệ
Chăm. Người “con” nào không phải do “mẹ” sinh ra. Chính nguồn gốc nhân chủng,
văn minh mới là yếu tố quyết định. Người Chăm vốn là dòng Mã Lai – Đa đảo thộc
vùng văn minh hải đảo chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn – Islam mà hiện nay vẫn còn
theo chế độ mẫu hệ. Họ di cư và mang theo nhiều phong tục, tập quán cùng với
chế độ gia đình mẫu hệ.
Trong
thần thoại, truyền thuyết Chăm chúng ta thấy giải thích vị thần nữ tối cao Pô
Inư Nưgar, một vị quốc mẫu của người Chăm, được biểu thị qua hình tượng Bà Mẹ
xứ sở, được nhân bản hóa thành mẫu thần của xứ sở người Chăm. Bà chính là người
dạy cho dân biết phương cách sản xuất lúa, biết cách nhập thủy phát triển kinh
tế và trồng trọt mang đến cho dân tộc Chăm một cuộc sống ẫm no và hạnh phúc.
Trong xã
hội Chăm, mặc dầu có địa vị “trên” nhưng không phải lúc nào người phụ nữ Chăm
cũng dành phần hơn về mình và cho mình. Khi Islam nhập địa Champa, qua lý giải
Pô Inư Nưgar chỉ là Bà Mẹ của vương quốc trong lúc Allah mới là thượng đế tối
cao, thì người Chăm đã đưa Đấng này lên trên Bà Chúa xứ của mình ở bên thờ mà
không ngại ngùng gì cả.
Văn hóa mẫu hệ ngoài việc phản ánh rõ trong gia đình, dòng họ Chăm, tác
động mạnh mẽ đến tổ chức xã hội dựa trên dòng mẹ, các nghi lễ theo dòng mẹ cũng
là yếu tố quan trọng cấu thành hệ thống lễ nghi phong tục tập quán người Chăm.
Trong xã hội truyền thống, mọi sinh hoạt gia đình, người phụ nữ Chăm giữ vai
trò quan trọng trong hôn nhân, trong tang lễ, trong tế tự, trong vấn đề quản
thủ tài sản lẫn con cái trong gia đình.
Chương 2: CHẾ ĐỘ MẪU HỆ TRONG XÃ HỘI CHĂM
1.
Tại sao người Chăm không có nữ vương
Vậy tại sao dân tộc Chăm theo chế độ mẫu hệ mà không có
nữ vương? Tại sao đặc quyền học hành chỉ dành cho con trai (nếu có sự chon lựa
trai/gái)?. Vì theo chế độ mẫu hệ thì người phụ nữ có đủ mọi thứ quyền: quyền
làm chủ gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền chính trị,… nhưng trong xã hội
Chăm thì triết lý nhân sinh quan của dân tộc Chăm rất khác. Đó là người phụ nữ chỉ có quyền hành
trong gia đình, lo coi sóc chuyện gia đình như là bổn phận phải nối dõi dòng họ
và lo việc thờ cúng trong khi người đàn ông có trách nhiệm và quyền hạn đối với
xã hội. Triết lý sống này được thể hiện ngay trong câu nói của người Chăm:“Likei dơng di mưsuh, kamei dơng di mưnưk”
(Phận của đàn ông là chiến đấu, phận của đàn bà là sinh nở)
(Đàn ông chịu trách nhiệm chiến đấu, đàn bà chịu trách nhiệm sinh
đẻ).
2.
Vai
trò của người nam trong chế độ mẫu hệ Chăm
Đây
là lời nói đã làm sụp đổ mọi phê phán ấu trĩ về chế độ mẫu hệ Chăm, thân phận
đàn bà là sinh nở, hãy để cho họ cai quản gia đình. Đây là quyền lợi và nghĩa
vụ tối cao của người phụ nữ. Còn đàn ông, hãy trang bị cho họ đầy đủ vũ khí để
họ lao vào cuộc chiến lớn và khốc liệt; hãy để họ làm chủ xã hội. Quan hệ huyết thống và quan hệ thừa
kế đều được tính theo dòng mẹ, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là người
mẹ hay một người phụ nữ cụ thể nắm quyền cai trị gia đình, dòng tộc. Ngược lại,
trong cuộc đấu tranh sinh tồn với những cộng đồng lân cận và với thiên nhiên
hoang dã, vai trò thủ lĩnh của cộng đồng thường được trao cho nam giới là những
người có sức vóc hơn. Do
mối quan hệ đó, tư cách thủ lĩnh của người đàn ông không phải là một tư cách
nhất thời mà là dài hạn, thậm chí cả khi ông ta đã đi lấy vợ. Ngay trong thời gian ở rể, ông ta cũng có thể được các thành
viên gia đình hoặc dòng tộc bên vợ tín nhiệm, giao nhiệm vụ, trở thành người chỉ
huy chiến đấu hoặc đại diện cho gia đình mình hoặc cho nhà vợ trong quan hệ đối
ngoại. Như vậy, người chủ gia đình và người tộc trưởng là người mẹ, nhưng điều
hành các sinh hoạt chung của cộng đồng, đặc biệt là những sự vụ quan trọng, lại
là nam giới. Một chế độ gia
đình như vậy có thể ví với một cái sườn nhà lấy người mẹ làm mối nối, lấy nam
giới làm rường cột. Vì thế ở xã hội Chăm dù là theo mẫu hệ, nhưng người
thay mặt dòng họ mẫu hệ Chăm để đứng ra cai quản toàn vương quốc là nam giới.
Vì vậy, mặc dù người Chăm theo mẫu hệ nhưng trong lịch sử Champa, tất cả các vị
vua Chăm đều là nam giới và nhiều trường hợp không phải là cha truyền ngôi cho
con (vì khác dòng họ), mà là cậu cháu truyền ngôi cho nhau (vì cùng dòng họ).
Chương 3: DÒNG TỘC VÀ GIA PHẢ CHĂM
1.
Vị
trí con và cháu trong cộng đồng dân tộc Chăm
Con sinh ra theo mẹ, quyền thừa kế là con gái, con gái truyền nối dòng
cho gia đình con trai theo vợ.
Con gái út có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, các ngày cúng giỗ con
gái lo, con trai chỉ đến tham dự vì trách nhiệm con trai là ở phía nhà vợ với
tư cách như là dâu của người Việt.
Con của con gái là cháu nội của dòng họ, con của con trai là cháu ngoại.
Trong xã hội của người Chăm, con cháu của con gái là huyết thống; con của con
trai, cháu của con trai là ngoại tộc.
Người đàn bà với nhà chồng là dâu nhưng tư cách như người rể, không có bổ
phận nặng nhọc.
Anh em cùng mẹ khác cha có mối quan hệ ruột thịt, gần gũi hơn anh em cùng
cha khác mẹ.
Con của các chị em gái là dòng họ nội, giống như con trai và cháu gái của
người Việt.
Con trai khi lấy vợ không còn trách nhiệm với gia đình như các cô dâu
Việt đã xuất giá theo chồng.
Chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ có sự ngược lại trong cách định hình quyền
hạn, chuyển đổi vai trò từ nam qua nữ và ngược lại.
2.
Cách
ghi chép gia phả người Chăm
Gia phả người Chăm cũng như gia phả người Việt, nhưng không phải dòng họ
nào cũng được ghi chép dầy đủ. Chỉ có hoàng tộc là có đủ điều kiện, đủ kiễn
thức để ghi lại gia phả của dòng họ mình một cách đầy đủ.
Người Chăm không quan trọng ở “họ” như vậy chúng ta dựa vào những tiêu
chí dưới đây để xây dựng huyết thống dòng họ trong gia phả:
Bà tổ là người dầu tiên trong gia phả, thân thế và sự nghiệp được ghi
chép một cách đầy đủ nếu con cháu biết đến. Ông tổ thì ghi đơn giản tên ông,
thậm chí không ghi gì thêm. Muốn biết về ông tổ thì con cháu phải quay về phía
dòng ông để tìm.
Các con của ông bà tổ được ghi đầy đủ dù trai hay gái, theo thứ tự lớn
trước nhỏ sau, anh chị đến em.
Các con gái bắt đầu cho đến kế tiếp, mỗi người con gái đứng đầu cho một
gia đình trong khuôn khổ gia đình này chồng các bà được ghi chép, nếu có nhiều
chồng các ông chồng cũng lần lượt được ghi. Các con sẽ được ghi theo thứ tự lớn
trước nhỏ sau.
Trong gia phả không mở trang cho các con trai dù là người này đã có vợ
hay chưa, nghĩa là con trai chỉ ghi theo trong phần gia phả của cha mẹ.
Các con gái đời kế tiếp là cháu nội, khi trưởng thành đủ với tư cách
người mẹ lại được lập thành những trang gia phả tiếp. Trong trường hợp là con
cùng mẹ khác cha thì các mục ghi chú cũng có thể hiện con ông cha nào.
Theo nguyên tắc này gai phả được ghi cho đến đời cuối cùng tại thời điểm
làm gia phả.
Con cháu nhiều đời cho một dòng huyết thống căn cứ vào tên người mẹ và
truy tìm ngược về các đời trước trong gia phả, các con của con trai đều là cháu
ngoại, muốn biết lai lịch ông hay cha mình có thể truy tìm trong gia phả phía
ngoại mới ghi đầy đủ thông tin.
Gia phả thường là ghi lại những sự kiện có trước, có khi phải tìm trong
trí nhớ của người già do đó gia phả có thể thể hiện trong giới hạn. Bà tổ trong
gia phả sẽ là người ở trong mốc thời gian còn biết nhờ vào tư liệu ghi chép
hoặc bằng trí nhớ như vậy để nhìn nhận cao hơn, xa hơn con cháu đến nghĩa đại
Kut, nơi cất và thờ bà con phía nội trong đó có rể. Tại nghĩa địa Kut sẽ ghi
tên bà tổ của dòng tộc trên Klaung (hộp đựng 9 miễng xưa trán), có khi ở đó chỉ
ghi tên bà tổ lớn nhất nhưng không có gì trong Klaung. Những gia đình có người
thân nhập chung một nghĩa địa Kut chắc chắn là bà con dòng tộc.
KẾT LUẬN
Nền văn hóa Chăm là
một nền văn hóa lớn của đất nước ta, với những đóng góp to lớn
trong các lĩnh vực: điêu khắc, tín ngưỡng thờ mẫu Pô Inư Nưgar, các
lẽ hội như Kate,…. Làm phong phú nền văn hóa của nước nhà, và ngày
nay rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đang tìm hiểu nền văn hóa đặc
sắc này.
Trong đó chế độ mẫu
hệ của người Chăm rất được đáng chú ý với những giá trị nhân sinh
quan của người Chăm đó là người phụ nữ chỉ có quyền hành
trong gia đình, lo coi sóc chuyện gia đình như là bổn phận phải nối dõi dòng họ
và lo việc thờ cúng trong khi người đàn ông có trách nhiệm và quyền hạn đối với
xã hội.
Với những tác động to lớn
như vậy nền văn hóa Chăm đang từng ngày phát triển chung với đất nước
ta.
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
- Ngô Đức Thịnh, Đạo thờ mẫu ở Việt Nam, NXB
Thời đại, 2012
- Inrasara, Văn hóa – xã hội Chăm nghiên cứu và đối thoại, NXB Văn
học, 2008
5. http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn/3cms/upload/khoavanhoahoc/File/Bai%20Thay%20LTHieu%2015-4-2013.htm